Đối với những gia đình mọi sinh hoạt đều diễn ra trong một không gian chung hoặc có phân phòng nhưng phòng chật hẹp thì những mẫu bàn ăn gấp thông minh sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Vậy bạn có biết bàn ăn gấp thông minh hiện nay gồm có những dạng nào? Hãy cùng tham khảo ngay các mẫu dưới đây để có thêm gợi ý cho mình nhé!
1. Bàn ăn gấp hai cánh bên
Đây là mẫu bàn ăn thông dụng nhất và cũng là phổ biến nhất. Bàn thường được làm từ hai chất liệu cơ bản, mặt bàn là gỗ (có thể gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên), phía dưới khung bàn, chân bàn được làm bằng hợp kim sơn tĩnh điện hoặc gỗ tự nhiên. Về kiểu dáng mặt bàn, hình chữ nhật là thường gặp nhất, ngoài ra còn có bàn hình oval, bàn hình tròn hoặc bàn vuông. Đặc trưng của loại bàn này là có phần mặt bàn được phân cắt thành ba cánh, cánh giữa tiếp xúc với tủ bàn phía dưới. Khi cần gấp gọn, hai cánh bên sẽ được gập vuông góc với cánh giữa, nằm áp sát mặt bàn. Khi cần mở rộng, các cánh bên sẽ được nằm cùng mặt phẳng với cánh giữa và phía dưới được nâng đỡ bằng khung giữ. Đặc biệt nếu cánh giữa có tiết diện đủ lớn, mẫu bàn ăn gấp thông minh này có thể được sử dụng ở cả 3 trạng thái: gấp một cánh bên, gấp 2 cánh bên và mở cả hai cánh bên.
Ngoài kiểu bàn gấp hai cánh phổ biến trên, ta còn bắt gặp một kiểu bàn ăn gấp hai cánh khác với đặc trưng là cánh giữa có thiết diện lớn, hai cánh bên bé (bàn dạng tròn) và thay vì gập vuông góc với cánh bàn giữa, hai cánh bên sẽ được gập theo góc 180 độ, nằm áp sát gầm bàn hoặc được hạ xuống, gấp và đưa vào hộc bàn phía dưới.
2. Bàn ăn gấp tường
Bàn ăn gấp tường có rất nhiều loại để bạn lựa chọn:
– Bàn gấp không chân: đó là dạng bàn không có chân, một đầu bàn được gắn trực tiếp với tường, mặt bàn nhỏ có một bản lề, chia chúng thành một cánh lớn và một cánh nhỏ. Khi cần gấp gọn, cánh lớn sẽ được bẻ xuống, vuông góc với cánh nhỏ và nằm song song, gần như ốp sát tường
– Bàn gấp có khung đỡ: là loại bàn có phần mặt bàn nhỏ phía trên, một đầu gắn sát tường, bàn có cấu tạo đồng nhất, không bản lề và không phân cánh. Phía dưới bàn có khung đỡ thường bằng hợp kim, cấu tạo theo nguyên tắc đòn bẩy giúp gấp duỗi bàn dễ dàng và áp sát tường khi cần thiết.
– Bàn ăn gấp thông minh có chân: một đầu bàn gắn trực tiếp với tường, đầu còn lại có chân để tiếp đất. Khi cần sử dụng, chân bàn sẽ được kéo vuông góc với mặt bàn; mặt bàn nằm vuông góc với tường. Khi cần gấp gọn, chân bàn nằm áp sát gầm bàn và cả khối này được kéo lên, nằm áp sát tường. Trong một số thiết kế, người ta còn gắn gương hoặc tranh ảnh ở gầm bàn để tăng thêm hiệu ứng thẩm mỹ khi ở trạng thái không sử dụng
– Bàn ghế gấp tường: thiết kế tương tự mẫu bàn gấp có chân nhưng thay vì chỉ mỗi bàn có tính năng này thì cả ghế dài (ghế băng) cũng được gấp tường theo nguyên tắc tương tự.
3. Bàn ăn kết hợp tủ đựng đồ
Về cơ bản, bàn ăn kết hợp tủ đựng đồ được thiết kế giống với bàn ăn gấp thông minh có chân, có nghĩa là một đầu bàn gắn trực tiếp với tủ đồ, đầu còn lại có chân để tiếp đất. Khi cần sử dụng, chân bàn sẽ được kéo vuông góc với mặt bàn; mặt bàn nằm vuông góc với tủ đồ. Khi cần gấp gọn, chân bàn nằm áp sát gầm bàn và cả khối này được kéo lên, làm thành cánh cửa tủ tiện lợi. Hiện nay, rất nhiều gia đình quan tâm đến dòng sản phẩm này bởi chúng không chỉ giúp tiết kiệm không gian tối đa mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí bỏ ra khi tích hợp 2 tính năng trong cùng một vật dụng tiện ích.
4. Bàn ăn tròn siêu gấp gọn
Có thể nói bàn ăn tròn siêu gấp gọn là một thành tựu cực nổi trội của công nghiệp sản xuất bàn ăn hiện đại với hiệu quả tiết kiệm không gian một cách tối đa. Sản phẩm thường có phần mặt bàn làm bằng gỗ công nghiệp để tiện cho thao tác gấp gọn, phần nâng đỡ được làm bằng hợp kim vững chãi, gồm 3 chân dáng chữ U. Mặt bàn được phân cắt thành những bản hình quạt và liên kết nhau bằng các mối nối bản lề. Một mối nối bất kỳ có liên kết lực từ và khi cần gấp gọn, mối nối lực từ tách rời, biến bàn ăn thành dải gấp theo chiều dích dắc để làm thành một khối hình quạt nằm dọc, phía dưới được nâng đỡ bằng ba chân chữ U dồn lại. Thật kỳ diệu phải không ạ?
Xem thêm: Bàn ăn gấp – những ưu và nhược điểm khi sử dụng
5. Bàn ăn gấp 2 trạng thái
Thêm một mẫu bàn ăn gấp thông minh khác mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc là bàn ăn gấp 2 trạng thái. Bàn được làm bằng chất liệu gỗ, mặt bàn có ba cánh, trong đó cánh giữa có diện tích lớn nhất. Chân bàn dang theo dáng hình thang, gồm 4 chân với khớp động có khả năng gấp sát gầm bàn. Ở trạng thái dáng cao, cả ba cánh bàn nằm trên một mặt phẳng, phía dưới được nâng đỡ bằng bốn chân. Khi cần hạ thấp và thu gọn mặt bàn, hai cánh bên sẽ được bẻ vuông góc với cánh giữa, làm thành thành bàn, quyết định chiều cao của bàn đồng thời 4 chân bàn trước đó sẽ được gấp gọn ghẽ dưới gầm bạn, tạo thành một khối bàn nhỏ gọn và xinh xắn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Tổng hợp những mẫu bàn ăn gấp thông minh cho nhà chật. Sau cùng, chúc bạn tìm được mẫu bàn ăn thông minh đa năng như ý và xin chân thành cảm ơn vì đã tham khảo bài viết của Bếp bếp! Trân trọng!