Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp?

Trong xây dựng nhà ở, diện tích là yếu tố bị chi phối bởi nhiều phương diện khác nhau và với những mảnh đất dài, nhỏ về bề ngang, xây nhà ống là điều bắt buộc. Vậy đối với phòng bếp, nơi có rất nhiều đồ đạc thì chúng ta cần bố trí phòng bếp nhà ống như thế nào để vừa đẹp mắt, lại gọn gàng và đảm bảo sự thoáng đãng cần có? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây của bepbep.vn để biết thêm chi tiết bạn nhé!

1. Đặc trưng của nhà ống

Như đã nói ở trên, nhà ống là dạng nhà được xây dựng trên nền đất có bề ngang hẹp và bề dọc trải dài. Khi đó, nhà ở xây lên sẽ có dạng ống. Cụ thể, nhà ông có những đặc điểm dễ nhận diện như sau:

– Diện tích nhỏ hẹp, bị giới hạn về chiều ngang khá nhiều

– Chiều ngang hẹp, thường từ 3-6m nhưng chiều sâu lại kéo dài

– Mặt thoáng chỉ nằm ở hai đầu, đó là mặt hậu và mặt tiền của nhà

– Tương đối hạn chế về nguồn sáng tự nhiên, đặc biệt nếu nhà ở san sát nhau thì bị hạn chế về khả năng mở cửa sổ hai bên.

2. Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp?

Có thể nói, nhược điểm lớn nhất của nhà ống là sự eo hẹp về diện tích, hạn chế về nguồn sáng nên việc bố trí phòng bếp nhà ống đều phải hướng đến việc khắc phục hai nhược điểm lớn này. Cụ thể, bạn có thể chú trọng đến một số chi tiết cốt lõi sau đây:

– Chọn thiết kế tủ bếp thông minh: Với phòng bếp nhà ống, việc chọn các tủ bếp cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích chắc chắn không phải là ý kiến hay. Theo đó, để tiết kiệm tối đa không gian chiếm chỗ, người ta thường sử dụng loại tủ bếp hình chữ L, nằm áp sát với tường nhà. Với dáng tủ này, bạn vừa  tiết kiệm được không gian nhà bếp, vừa đựng được rất nhiều đồ dùng lặt vặt trong các ngăn tủ. Không chỉ vậy, do áp sát tường nên khi quan sát, chúng ta không bị cản trở tầm nhìn, nhờ vậy mà tạo cảm giác dễ chịu cho nhà ở.

Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp-2
Dùng tủ bếp dáng chứ L áp sát tường

 

– Không giới hạn tường bếp với các không gian khác: Trong bố trí phòng bếp nhà ống, nếu bạn thiết kế tường ngăn phòng bếp với không gian bên ngoài sẽ sinh cảm giác ngột ngạt, chật chội. Chính vì vậy, cách hay nhất là xây tường lửng hoặc thiết kế tường như tấm rèm, eo thắt, chúng vừa có ý nghĩa ngăn cách phòng, lại vẫn đảm bảo sự thoáng đáng, thông thiên giữa khu vực này với khu vực khác, giúp căn bếp của gia đình trở nên rộng rãi và dễ chịu hơn gấp bội phần

Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp-3
Giới hạn bếp với không gian khác một cách thông minh

– Sử dụng các thiết kế bàn ăn thông minh: Tại phòng bếp, có hai đồ nội thất quan trọng nhất, đó chính là tủ bếp và bộ bàn ghế ăn. Nếu như tủ bếp dùng để đặt bếp, bát đũa, nồi niêu xoong chảo thì bàn ăn là nơi để mọi người quây quần trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên, nếu như bạn sử dụng bàn ăn truyền thống thì sau bữa cơm, bộ bàn ghế ăn vẫn ở nguyên vị trí với kích thước ban đầu, vừa làm cản trở tầm nhìn, vừa gây vướng víu khi di chuyển qua lại, chính vì vậy làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của gia đình. Trong khi đó, với các thiết kế bàn ăn thông minh, bên cạnh chức năng phục vụ bữa ăn như thông thường thì ngay sau bữa ăn và vệ sinh mặt bàn, bạn hoàn toàn có thể gấp gọn cả bộ bàn ghế, đặt nó áp sát tường giúp tiết kiệm tới 90% không gian chiếm chỗ. Nhờ vậy mà nhà bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp và thông thoáng. Ở một khía cạnh khác, một số bàn ăn còn có thiết kế gắn tường, cực tiện lợi hoặc bàn ăn gắn bếp từ, giúp tiết kiệm không gian chiếm chỗ ngay trong bữa ăn, đem đến sự tiện lợi tuyệt đối cho gia đình bạn. Chính vì thế, trong bố trí phòng bếp nhà ống, chúng ta đừng bỏ qua các thiết kế bàn ăn thông minh để cải thiện nhược điểm của căn nhà này.

Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp-4
Sử dụng thiết kế bàn ăn thông minh

– Ưu tiên các gam màu sáng:  Bạn có biết việc sử dụng màu sáng rất có ý nghĩa cho việc mở rộng tầm nhìn và tạo cảm giác thông thoáng, tươi sáng, rộng rãi cho nhà bếp? Thật vậy, theo các chuyên gia nội thất, sử dụng gam màu sáng mang đến hai lợi ích, một là tạo cảm giác nới rộng không gian, hai là đem đến nguồn sáng nhân tạo cho căn bếp. Bạn biết đấy, nhà ống thường rất hạn chế về nguồn sáng, đặc biệt là nếu xây dựng sát vách nhau thì rất khó để mở cửa sổ nên để cộng hưởng ánh sáng, bạn nên ưu tiên chọn đồ nội thất có gam màu sáng như trắng ngà, trắng kem, vàng kem… Đặc biệt với những gam màu sáng thiên ấm, chúng còn mang lại sự ấm áp, gần gũi, điều rất cần có cho bữa cơm gia đình và sẽ là sợi dây vô hình tăng sự kết nối tình cảm giữa các thành viên. Thật tuyệt vời phải không nào?

Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp-1
Ưu tiên gam màu sáng

Trên đây là những chia sẻ của bepbep xoay quanh câu hỏi: Bố trí phòng bếp nhà ống sao cho phù hợp? Bạn thấy đấy, chỉ cần một chút khéo léo trong việc thiết kế và mua sắm nội thất, các nhược điểm lớn của bếp nhà ống sẽ được khắc phục đáng kể. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những dòng chia sẻ của chúng tôi! Trân trọng!

0