Nên chọn bộ bàn ăn nhà bếp làm từ chất liệu gì?

Các bộ bàn ăn nhà bếp hiện nay trên thị trường được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn. Để trả lời cho câu hỏi nên chọn bàn ăn làm từ chất liệu gì, bạn hãy cùng Bepbep.vn tìm hiểu cụ thể về từng loại chất liệu nhé. 

1. Một số chất liệu làm bàn ăn nhà bếp phổ biến nhất trên thị trường

1.1. Bàn ăn nhà bếp bằng gỗ

Gỗ là một vật liệu được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất nói chung và sản xuất bàn ăn nói riêng. Vật liệu này từ bao lâu nay vẫn nhận được sự yêu thích của nhiều gia đình bởi chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ mà nó mang lại. Bàn ăn nhà bếp gỗ được chia thành 2 dạng gồm bàn ăn từ gỗ công nghiệp và bàn ăn từ gỗ tự nhiên với những ưu nhược điểm khác nhau.

1.1.1. Chất liệu gỗ công nghiệp

Những gia đình yêu thích vẻ đẹp của chất liệu gỗ nhưng kinh phí hạn hẹp có thể lựa chọn bàn ăn gỗ công nghiệp MDF, HDF, PW thay thế. Những sản phẩm này có thiết kế đa dạng, nhiều màu sắc, tạo cảm quan gần với gỗ tự nhiên lên đến 80%. Sản phẩm này có giá thành rẻ, nhẹ, dễ di chuyển và độ bền ở mức tương đối. 

1.1.2. Chất liệu gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên luôn được đánh giá cao về vẻ đẹp tinh tế, sang trọng cùng với khả năng chịu lực, chống xước tốt. Bên cạnh đó, một số loại gỗ quý hiếm như gỗ Đinh Hương, Pơ mu càng sử dụng lâu, giá trị càng tăng. Tuy giá thành của loại bàn ăn gỗ tự nhiên khá cao nhưng chất lượng mang đến hoàn toàn xứng đáng bởi độ bền sản phẩm có thể lên đến hàng chục năm.

>>> Tham khảo ngày: Những mẫu bàn ăn gỗ đẹp hiện đại và sang chảnh

1.2. Bộ bàn ghế ăn nhà bếp chất liệu kính

Kính là chất liệu mang đến nét đẹp hiện đại, năng động và sang trọng cho phòng bếp. Kính với đặc điểm hấp thụ ánh sáng tốt sẽ mang đến không gian thoáng đãng, sáng sủa. Chất liệu kính sử dụng làm bàn ăn cho nhà bếp nhỏ sẽ giúp tạo cảm giác không gian rộng hơn.

Bàn ăn nhà bếp từ kính
Bàn ăn mặt kính mang đến nét đẹp hiện đại

Bên cạnh đó, chất liệu kính được đánh giá cao về độ bền bỉ. Kính cường lực có khả năng chống trầy xước cao, chịu lực, chịu nhiệt tốt, bạn có thể an tâm đặt đồ ăn nóng lên mặt kính. Bàn ăn mặt kính có nhiều mẫu mã đa dạng với sự kết hợp giữa mặt kính cùng chân bàn làm từ nhiều chất liệu khác nhau như inox, nhôm…

1.3. Bàn ăn cho nhà bếp chất liệu đá

Chất liệu đá cũng được nhiều gia đình lựa chọn bởi nó mang đến nét đẹp lịch lãm, sang trọng và tinh tế. Chất liệu đá cũng được phân thành hai loại là đá tự nhiên và đá nhân tạo.

Bàn ăn mặt đá sang trọng
Đá được đánh giá cao về độ bền và thẩm mỹ

1.3.1. Chất liệu đá tự nhiên

Đá hoa cương và đá cẩm thạch là hai loại đá thường được sử dụng trong chế tác bàn ăn. Những dòng đá này có vân mây tự nhiên, sống động cùng nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng. Giá bộ bàn ăn nhà bếp đá tự nhiên vì vậy khá cao. 

1.3.2. Chất liệu đá nhân tạo

Những mẫu bàn ăn mặt đá này thường được sản xuất từ đá nhân tạo gốc thạch anh. So với đá tự nhiên, bàn ăn đá nhân tạo có mức giá phù hợp với nhiều gia đình hơn. Dù giá thành dễ chịu nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng chống thấm, chống trầy xước tốt. 

1.4. Bàn ăn chất liệu nhựa

Nhựa với những ưu điểm như: kiểu dáng đa dạng, rẻ, chất lượng ổn định, đẹp…đã trở thành sự lựa chọn yêu thích của nhiều gia chủ. Tuy nhiên, nhựa dễ bị trầy xước cũng như khả năng chịu nhiệt kém nên khi sử dụng, bạn hãy lưu ý hạn chế đặt đồ nóng hoặc vật dụng nặng lên mặt bàn.

Bàn ăn phòng bếp từ nhựa rẻ bền đẹp
Bàn ăn nhựa rẻ bền đẹp

>>> Click xem thêm: Mẫu bàn ăn đẹp nào thích hợp cho không gian bếp nhà bạn?

2. Làm thế nào để giữ gìn bộ bàn ăn phòng bếp đẹp như mới?

Những mẫu bàn ăn trong nhà bếp qua thời gian dài sử dụng chắc chắn sẽ có sự xuống cấp do tác động của môi trường và con người. Vì vậy, để hạn chế sự hao mòn này và giữ chiếc bàn luôn đẹp, bepbep.vn xin được chia sẻ một số quy tắc đơn giản bảo vệ bàn ăn: 

2.1. Không đặt bàn ăn ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời hoặc nhiệt độ cao

Nhiệt độ cao có thể nói là kẻ thù của bàn ăn dù bạn chọn mua chất liệu nào. Nhiệt độ cao từ ánh sáng mặt trời, hơi nóng tỏa ra từ bếp sẽ khiến lớp sơn bị bong tróc, nếu là chất liệu gỗ thì sẽ bị cong vênh và chất liệu nhựa sẽ dễ bị chảy.

Chính vì vậy, bạn nên hạn chế đặt bàn ăn ở gần khu vực bếp. Nếu bạn muốn đặt bàn ở sát cửa sổ để tạo không gian thoáng đãng khi dùng bữa, hãy dùng rèm che kéo lại vào những thời điểm nắng gắt. 

2.2. Hạn chế tác dụng lực mạnh lên bộ bàn ăn nhà bếp 

Sự va chạm quá mạnh chính là một nguyên nhân khiến bộ bàn ăn bị hư hỏng, biến dạng hoặc trầy xước. Điều này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ của chiếc bàn mà về lâu dài, độ bền sẽ bị giảm sút. 

2.3. Vệ sinh bàn ghế ăn đúng cách

Bàn ăn là nơi rất dễ bị bám dầu mỡ, thức ăn. Vì vậy, việc vệ sinh bàn ăn hằng ngày là điều quan trọng để hạn chế mùi hôi, vi khuẩn, nấm mốc. Tùy vào từng sản phẩm sẽ có cách vệ sinh phù hợp nhưng nhìn chung, bạn chỉ nên dùng khăn ẩm để lau bàn ăn, tránh dùng khăn quá ướt hoặc đổ nước trực tiếp lên bàn. 

Bepbep.vn mong rằng những chia sẻ của chúng tôi phía trên sẽ giúp bạn hiểu được chi tiết về từng loại chất liệu sản xuất bàn ăn nhà bếp thông dụng. Qua đó, bạn sẽ có sự lựa chọn riêng cho gia đình tùy thuộc vào sở thích, ngân sách. 

0