Tủ bếp kịch trần được hiểu là loại tủ bếp có thiết kế chiều cao chạm đến trần nhà và nằm áp sát tường bếp. Loại tủ bếp này giúp phân bổ các dụng cụ nội thất nhà bếp theo chiều dọc nên giúp tiết kiệm diện tích mặt sàn đáng kể và không chỉ có vậy, ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về việc thiết kế tủ bếp kịch trần để tối ưu không gian nhà bếp nhỏ nhé!
1. Ưu điểm nổi trội của tủ bếp kịch trần
– Tận dụng triệt để không gian theo chiều dọc: như đã nói ở trên, tủ bếp kịch trần được thiết kế theo chiều dọc, áp sát tường và chiều cao chạm trần nhà nên ưu điểm lớn nhất của dòng sản phẩm này chính là tận dụng không gian theo chiều dọc, hạn chế tối đa sự lấn chiếm bề mặt sàn, sinh cảm giác bức bối. Như chúng ta đã biết, nhà bếp vốn là nơi có rất nhiều đồ lỉnh kỉnh, nếu bày theo chiều ngang, nhà bếp sẽ không có sức chứa đủ, lại khiến phòng bếp thêm ngột ngạt. Trong khi đó, khi dùng loại tủ bếp này, bạn sẽ trầm trồ về khả năng tiết kiệm diện tích mặt sàn và công năng sử dụng của nó: tất cả những đồ đạc cần thiết trong bếp như nồi niêu xoong chảo, máy xay sinh tố, máy ép, … đều có thể cất trữ trong không gian tưởng như hẹp mà rất rộng này.
– Tính thẩm mỹ cao: với thiết kế chạm sàn, tủ bếp kịch trần sẽ giúp bạn che đi những cột và bê tông. Không chỉ vậy, các tủ bếp hiện nay có thiết kế rất trang nhã hiện đại, phom thanh mảnh, màu sắc nền nã như vàng sáng, phủ vân gỗ hoặc trắng ngà, góp phần làm nên vẻ đẹp hoàn hảo cho không gian bếp
– Tính tiện ích: vì được thiết kế theo chiều dọc, vuông góc với hướng mắt nhìn và song song với cơ thể người nên việc lấy đồ ra khỏi tủ bếp này là rất thuận tiện, bạn chỉ cần hơi nhún chân là có thể mở cửa tủ để lấy các vật dụng cần thiết thay vì cúi lom khom.
2. Thiết kế tủ bếp kịch trần cho không gian bếp nhỏ
Về kiểu dáng: Hiện nay, đối với những không gian bếp nhỏ, chúng ta có thể thiết kế tủ bếp kịch trần theo các hướng sau:
– Thiết kế dáng tủ hình chữ L: tủ chạy theo hai cạnh tường sát nhau của một góc, trong đó một cạnh tường là nơi đặt bếp. Loại tủ này thường dùng cho nhà bếp có mặt sàn hình chữ nhật và bằng thiết kế dáng tủ cao, bao phủ 50% mặt tường, bạn sẽ tích hợp được khác nhiều vật chứa trong đồ nội thất này. Lưu ý, cửa sổ mở phía đối diện thì không vấn đề nhưng nếu cửa sổ mở ở phần tường nơi gắn tủ bếp thì bạn cần ước lượng và chừa ra khoảng không đặc biệt này để tận dụng nguồn sáng tự nhiên
– Thiết kế dáng tủ một mặt tường: tủ thiết kế ngay ở mặt tường đặt bếp, phân bố kịch trần, khi nhìn đối diện tường có hình chữ nhật. Loại tủ này thường dùng cho mặt sàn có hình vuông.
Về màu sắc: vì những căn bếp nhỏ luôn có sự hạn chế về diện tích mặt sàn nên việc lựa chọn màu sắc phải nhằm mục đích khiến cho căn bếp thêm rộng rãi, tươi sáng và thoáng đãng hơn, chính vì thế, hãy chọn hoặc sơn tủ có màu sáng như trắng, vàng kem, hoặc vàng sáng có vân gỗ. Tuyệt đối không chọn các loại tủ bếp có sắc tối, trầm như đen, nâu sậm bởi chúng sẽ gây hiệu ứng thu hẹp không gian, khiến nhà bếp thêm phần chật chội và khó chịu
Về chất liệu: có ba chất liệu được sử dụng phổ biến khi làm tủ bếp: một là gỗ tự nhiên, hai là gỗ nhân tạo, ba là nhựa tổng hợp. Mỗi loại chất liệu đều có ưu điểm nhược điểm riêng, ví dụ gỗ tự nhiên thì dễ bắt cháy, nhựa thì độ an toàn và tính chịu lực không cao. Ngày nay, sự tích hợp hai trong một ưu điểm của nhựa và gỗ trong gỗ nhân tạo sẽ là chất liệu hoàn hảo cho đồ nội thất này.
>>> Xem thêm: Cách sắp xếp nhà bếp gọn gàng sạch sẽ
3. Một số thiết kế tủ bếp kịch trần đẹp hiện đại
Ngay sau đây, bepbep xin giới thiệu một số thiết kế tủ bếp kịch trần đẹp hiện đại, phù hợp với những không gian bếp nhỏ, kính mời bạn đọc cùng tham khảo:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thiết kế tủ bếp kịch trần – tối ưu không gian nhà bếp nhỏ. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã dõi theo, đồng hành sát cánh cùng bài viết của chúng tôi! Trân trọng!