Bộ bàn ghế gỗ tân cổ điển luôn mang đến sự sang trọng, hiện đại cho phòng ăn của bất cứ gia đình nào. Với sản phẩm này, bạn không bao giờ lo căn bếp của mình bị lỗi mốt, lạc hậu. Tuy nhiên, để bàn ghế luôn sáng bóng và thơm tho như mới thì bạn cũng cần nắm trong tay một số bí kíp.
Theo thời gian sử dụng, bàn ghế gỗ chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khác nhau gây mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ. Đặc biệt là với các loại gỗ tự nhiên sử dụng cho bộ bàn ghế ăn tân cổ điển thì việc vệ sinh, bảo dưỡng cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Song, bạn cũng hoàn toàn yên tâm vì mỗi tác động như trầy xước, nứt vỡ hay ố vàng đều có cách khắc phục riêng. Dưới đây là một số tác động và gợi ý biện pháp xử lí. Bạn hãy biến chúng thành những bí quyết cho riêng mình.
1. Đối với các vết trầy xước, nứt trên bộ bàn ăn tân cổ điển
Đối với các góc cạnh của bàn ghế ăn, do di chuyển, đi lại hoặc có sự va quyệt thường xuyên gây ra các vết nứt thì bạn có thể áp dụng một số sách sau:
– Sáp gỗ có khả năng đem lại sự bảo vệ lâu dài và bền vững nhất cho các loại đồ gỗ thành phẩm, sáp gỗ hiện có mặt trên thị trường dưới dạng hồ nhão hoặc chất lỏng. Một số loại sáp dạng hồ có màu sắc nhằm giúp che các khía cạnh, vết nứt hoặc khiếm khuyết nhỏ trên bề mặt.
– Với các vết xước nhỏ, bạn trộn lẫn 1/2 chén giấm ăn với 1/2 chén dầu ô liu, nhúng một miếng vải mềm vào dung dịch và chà xát lên mặt gỗ. Các vết trầy xước sẽ hoàn toàn biến mất và trả lại vẻ bóng đẹp như mới cho bàn ghế.
– Với vết nứt lớn, bạn phải sử dụng keo. Keo này có thể mua hoặc tự chế bằng cách xé nhỏ giấy báo, giấy ăn trộn với phèn chua và nước. Sau đó, bạn đem đun sôi hỗn hợp trên thành keo để nguội rồi lấy keo này đắp vào chỗ nứt.
– Mùn cưa có thể dùng để nhét vào vết nứt, Sau đó, nhỏ keo 502 rồi dùng giấy chà nhám để đánh phẳng.
2. Đối với vết ố thức ăn và côn trùng
Không gian phòng bếp vốn ẩm ướt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sinh sôi vi khuẩn. Cộng với khu vực bàn ăn dễ dính dầu mỡ và thức ăn gây ố vàng, nấm mốc. Vì thế, để xử lí các vết ố vàng và xỉn màu này, bạn thử trộn bột gạo hay bột mì với dầu ăn. Trộn hỗn hợp cho đều, rồi đánh cho thật quánh đặc, thoa lên chỗ bẩn rồi chùi lại bằng nước sạch. Sau đó, bạn có thể bật quạt hoặc điều hoà cho thoáng phòng và giúp chỗ ẩm ướt nhanh khô hơn.
3. Đối với vết trà, nước ngọt
Trong những bữa tiệc của nhà bếp, việc làm rây trà hay nước ngọt lên bàn ghế là điều không tránh khỏi, nhất là trong các gia đình có trẻ nhỏ. Để làm sạch ngay lập tức những vết bẩn này, bạn hãy cho vài giọt dầu ăn vào sáp ong trắng, sau đó đem chưng cách thủy đến khi sáp chảy ra quyện vào dầu. Lấy hỗn hợp này chà mạnh lên vết bẩn, hiệu quả đem lại sẽ khiến bạn bất ngờ.
4. Đối với salon bọc vải
Điểm khác biệt của bộ bàn ghế gỗ tân cổ điển là mặt ghế và lưng ghế được bọc da cao cấp. Đây cũng chính là nơi ẩn chứa của bụi bẩn hàng ngày mà chúng ta không để ý đến. Để làm sạch lớp bọc vải này, nhất là vải nhung hay vải lông tuyết bạn cần đến một miếng bọt biển màu trắng (loại không phai màu) và cồn. Đổ cồn vào trong bình xịt và xịt đều lên bề mặt vải cần làm sạch. Sau đó, dùng bọt biển chà sạch. Sau đó, bạn để khô tự nhiên và đợi một lúc sau bụi bẩn sẽ biến mất hết.
5. Lưu ý về cách bảo quản bộ bàn ghế gỗ tân cổ điển
Tuy nhiên, trước khi bạn dùng đến các bí kíp vệ sinh trên, bạn hãy hình thành cho mình thói quen vệ sinh bàn ghế gỗ tân cổ điển hàng ngày, hàng tuần bằng cách:
– Thường xuyên lau chùi bụi bẩn và đóng bớt các cửa sổ phòng ăn để ngăn ngừa khói bụi bám dính trên bàn ghế.
– Sử dụng bông gòn hay vải mềm để vệ sinh đồ gỗ là lựa chọn thích hợp nhất. Những loại vải cứng hơn vẫn có thể sử dụng được, tuy nhiên hiệu quả mang đến lại không cao mà còn khiến bạn tốn nhiều công sức.
– Trước khi đồ gỗ có dấu hiệu ố bẩn, bạn hãy chủ động đánh bóng, chùi rửa là cách đánh bật vết bẩn hữu hiệu nhất.
– Không lau đồ gỗ bằng nước bởi sức chịu nước đơn thuần của gỗ không cao. Sợ hóa chất làm hỏng đồ mà sử dụng nước là một phương pháp sai lệch rất dễ khiến đồ gỗ mau hư hỏng.
– Cần chú ý đến nhiệt độ của phòng, nếu nhiệt độ quá cao hoặc thấp đều là nguyên nhân dẫn đến mặt gỗ bị rạn nứt. Các gia đình Việt thường ưa thích đặt bàn ghế gần cửa sổ để có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Tuy nhiên, việc này vô tình tạo điều kiện cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bàn sẽ làm gỗ co ngót dẫn tới nứt hoặc phai màu. Thêm nữa, cách đặt trực tiếp vật nóng lên bàn cũng rất có hại có mặt kính, mặt gỗ.
>> Xem ngay: Lựa chọn bàn ăn tân cổ điển phù hợp cho mọi không gian
6. Lưu ý về vệ sinh phòng bếp
Để bảo vệ cho bộ bàn ghế ăn, bạn cần có một môi trường phòng bếp đủ gọn gàng, sạch sẽ và thoáng đãng. Như thế, không tạo không khí ẩm thấp cũng như hạn chế tác động đến bàn ghế.
– Vệ sinh bếp thường xuyên sau khi sử dụng, giữ bếp luôn trong tình trạng khô ráo.
– Nên cất dọn thức ăn thừa sau khi dùng bữa, đậy nắp chai lọ, vung xoong nồi để tránh rơi vãi thức ăn.
– Sắp xếp bàn ăn gọn gàng, ngăn nắp để thuận tiện di chuyển, đi lại khi nấu nướng.
Với những chia sẻ trên, hi vọng bộ bàn ghế gỗ tân cổ điển của bạn luôn sáng bóng như mới, đem lại cảm hứng cho người nội trợ cũng như các thành viên trong gia đình. Nếu bạn có những mẹo khác hay hơn, hãy chia sẻ để bài viết của chúng tôi thêm đầy đủ và chi tiết nhé!
Cảm ơn các bạn!