Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Bạn đã phân biệt được hết các loại rau cải chưa? Hãy để Bếp Bếp giúp bạn nhé.

1: Cải canh hay còn gọi là cải đắng

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải canh có màu xanh đậm, thân nhiều bẹ, cuống lá dày, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành đường rãnh. Xung quanh lá cảnh cải có răng cưa không đều. Khi nấu chín, cải canh có vị hơi đắng và cay.

Theo y học cổ truyền, cải đắng có vị cay, khi nấu chín có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giúp tăng cường hệ tiêu hóa, chống lão hóa da và tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.

Khi nấu canh cải canh người ta thường hay cho thêm một chút gừng.

Món ăn ngon với cải canh

  • Cải canh luộc chấm mắm trứng
  • Canh cá rô cải canh
  • Bún cá rô đồng
  • Canh cải canh nấu thịt bằm

2: Cải ngồng

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùngRau cải ngồng bao gồm cả phần thân non của nó và hoa, thân cải ngồng ta tròn, mọng nước. Hoa cải Ngồng có màu vàng, mọc cao vút lên, có vị đắng riêng biệt. Trong hoa cải Ngồng rất giàu chất dinh dưỡng vì mọi tinh chất trong cây đều được huy động để nuôi hoa.

Trong cải Ngồng có vị ngọt rất giàu khoáng chất các vitamin A, B, C, chất beta caroten chống oxy hóa. Bên trong cây cải chứa nhiều vitamin như vitamin B1, B2, Betacaroten…Các hoạt chất này vừa tốt cho cơ thể vừa làm đẹp da, giúp nâng cao sức đề kháng chống chọi lại sự thay đổi của thời tiết.

Món ăn ngon với cải ngồng

  • Cải ngồng luộc
  • Cải ngồng xào
  • Cải ngồng sốt dầu hào
  • Cải ngồng xào thịt bò

3: Cải ngọt

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải ngọt có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trung Quốc. Cây thảo, cao tới 50 – 100 cm, thân tròn, không lông, lá có phiến xoan ngược tròn dài, đầu tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, trắng trắng, gân bên 5 – 6 đôi, cuống dài, tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3 – 5 cm, hoa vàng tươi, quả cải dài 4 – 11 cm, có mỏ, hạt tròn. Cải ngọt có chất aibumin, chất đường, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic, coban, iốt. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan.

Món ăn ngon với cải ngọt

  • Cải ngọt luộc hoặc xào
  • Cải ngọt nấu canh thịt bằm
  • Cải ngọt nấu nấm

4: Cải chíp hay cải thìa, cải bẹ trắng

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải thìa mọc cao khoảng 23 cm, cuống dày, có nhiều gân và chứa nhiều nước, hoa nhỏ màu vàng mọc trên các cuống cao. Cải thìa có vị ngọt, tính mát, không độc, hạt vị cay, tính ấm. Trong thành phần cấu tạo chất thì cải thìa ít năng lượng (20 cal/30 gr), giàu acid folic, kali, potassium, calcium, vitamin C, vitamin A, và đặc biệt là chứa nhiều glucosinolat.

Cải thìa tốt cho phụ nữ mang thai, có tác dụng phòng ngừa khuyết tật cho thai nhi, giúp xương chắc khỏe, có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt và hạ huyết áp. Cải thìa làm chậm quá trình lão hóa và giảm đáng kể việc hình thành các gốc tự do, có tác dụng phòng ngừa bệnh đục nhân mắt và thoái hóa hoàng điểm ở mắt đồng thời có tác dụng ngăn ngừa ung thư bằng cách loại bỏ những thành phần có hại trong cơ thể.

Theo Đông y thì cải thìa thường được dùng để trị các bệnh như lợi tiểu, giảm sưng phù. Hạt cải dùng làm thuốc trị tiêu đờm, thông kinh mạch, kháng viêm, ho hoặc ép thành dầu. Đặc biệt cải thìa nấu phổi heo là món dùng cho người lao lực cần bồi bổ phổi, làm sạch phổi. Đông y dùng lá và hạt cải bẹ trắng để trị bệnh. Lá cải bẹ trắng có thể chữa đau dạ dày, bệnh cam răng. Hạt cải bẹ trắng có vị cay, tính ấm, không độc có tác dụng trị đau răng, trị ho, tiêu thủng, tiêu đờm, thông kinh mạch.

Món ăn ngon với cải chíp

  • Cải chíp luộc hoặc xào
  • Cải chíp luộc sốt dầu hào nấm hương
  • Cải chip nấu canh nấm hương
  • Cải chíp xào thịt bò

5: Cải bẹ xanh hay cải sen

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải bẹ xanh có thân to, nhỏ khác nhau, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải). Thời gian thu hoạch cho cải bẹ xanh trong khoảng từ 40 – 45 ngày. Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ xanh gồm có: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…, nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật.

Theo Đông y Việt Nam, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt…

Món ăn ngon với cải bẹ xanh

6: Cải xoong

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải xoong còn có tên gọi khác là cải xà lách xoongxà lách xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm và lớn nhanh. Thân của cải xoong trôi nổi trên mặt nước và lá của nó là loại lá phức hình lông chim. Cải xoong sản sinh ra các hoa nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm. Cải xoong chứa một lượng đáng kể sắt, canxi và axít folic cùng với các vitamin A và C.

Món ăn ngon với cải xoong

  • Cải xoong luộc
  • Cải xoong xào tỏi
  • Nhúng lẩu
  • Cải xoong xào thịt bò

7: Cải bắp

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải bắp là một loại rau chủ lực trong họ Cải, nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng. Bắp cải có chứa nhiều vitamin C (44%) và vitamin K (72%). Bắp cải cũng chứa một lượng vừa phải (10-19%) vitamin B6 và B9 (axit Folic hay còn gọi là folate).

Món ăn ngon với cải bắp

  • Cải bắp luộc
  • Cải bắp xào cà chua
  • Cải bắp cuộn thịt hấp

8: Cải thảo

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Một cây cải thảo thông thường cao khoảng 30-40cm, lá mọc cuộn vào nhau thành một kết cấu chặt chẽ và chụm lại ở gốc khá giống với cây bắp cải. Kết cấu của một cây cải thảo hình trụ dài, hơi thuôn nhọn ở phần đầu cây. Lá ở giữa cuộn lại nhưng còn lớp lá ngoài cùng lại xòe ra.vLá cây có hai màu là màu xanh (lá già ở ngoài) và màu trắng ngả vàng (lá non ở trong). Trên lá có sống màu trắng, to và dày. Phiến lá có nhiều gân phụ, cứng tạo cho lá hơi xoăn và gợn sóng ở mép lá. Búp của các lá úp vào nhau và ôm sát ở phía trên cây tạo  cho cây nhìn giống như hình bầu dục.

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cải thảo là loại rau giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E. Ngoài ra, còn một số chất khác có lợi cho sức khỏe như: calcium, sắt, mangan, natri, kali , lipit,….

Đặc biệt hàm lượng nguyên tố vi lượng kẽm trong cải thảo cao hơn trong thịt và cá. Còn theo Đông y, cải thảo có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể và hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa trị các bệnh đau rát họng, ho và bổ ích trường vị.

Món ăn ngon với cải Thảo

  • Cải thảo muối kim chi
  • Cải thảo xào nấm
  • Nhúng lẩu
  • Cải thảo cuộn thịt

9: Cải xoăn hay cải Kale

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Cải kale là một loại cây thuộc họ thân thảo, sống lâu năm với thân cao từ 1 – 1,5 mét. Nó có vị hơi đắng và được xem là có họ hàng gần với các loại rau như bắp cải, súp lơ, cải bruxen hay rau xanh collard. Không như những loại cải thông thường khác, cây cải kale có phần lá xoăn tít màu xanh hoặc tím, chính vì vậy, chúng còn có tên là cải xoăn hay cải xoăn xanh, cải xoăn tím

Không phải ngẫu nhiên mà loại rau xanh này lại được mệnh danh là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất hành tinh, là “nữ hoàng rau xanh” và được lòng nhiều chị em đến vậy. Tất cả đều nằm ở những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho người dùng. Rau cải xoăn có lượng calo cực thấp, đồng thời chúng có chứa nhiều chất xơ và không chứa chất béo. Đây chính là yếu tố lý tưởng để bạn có được một sức khỏe tốt hơn

Món ăn ngon với cải xoăn

10: Cải bó xôi hay rau chân vịt, rau bina

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Rau cải bó xôi cũng chính là những loại rau kể trên, nó là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền (Amaranthaceae), có nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á. Cải bó xôi thường có cuống nhỏ và lá xanh đậm, lá mọc chụm lại ở một gốc bé xíu, thân và lá giòn, dễ gãy, dập. 

Spinach có thành phần dinh dưỡng rất tốt, trong đó có sắt bổ máu, vitamin A tốt cho mắt, tăng cường sức đề kháng; canxi và vitamin K tốt cho răng và xương; vitamin E,C và Arotenoid chống oxy hóa, chống lại các tế bào ác tính.

Ngoài ra, loại cải siêu dinh dưỡng này còn chứa vitamin D và một lượng axit béo thực vật omega 3 dồi dào, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Món ngon từ cải bó xôi

  • Cải bó xôi luộc hoặc xào
  • Sinh tố cải bó xôi với trái cây
  • Cháo cá hồi cải bó xôi
  • Cải bó xôi nấu canh thịt bằm
  • Nước ép cải bó xôi

11: Cải cầu vồng

Phân biệt các loại rau cải và các ngon nấu cùng

Loại rau này có tên khoa học là Beta vulgaris, thuộc họ rau bó xôi và củ dền. Lá của cây xanh, cao lớn, giòn, có những lá phẳng, có lá lại mang hình đáng xoăn. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự đa dạng của loài. Thân cây đa màu sắc, gồm đỏ, vàng, trắng, cam. Chính vì vậy, mọi người thường gọi nó là cải cầu vồng.

Món ngon từ cải cầu vồng

  • Salat cải cầu vồng
  • Cải cầu vồng nấu tôm
0