Xuất huyết tiêu hóa là một trong những bệnh lý cấp tính, diễn ra đột ngột và có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Đặc biệt, do tổn thương nghiêm trọng gây chảy máu, nứt loét niêm mạc nên để phục hồi, se khít vết thương, chúng ta cần đặc biệt chú trọng đến chế độ ăn. Vậy đâu là chế độ ăn tốt nhất dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Bếp bếp để biết thêm chi tiết nhé!
1. Xuất huyết tiêu hóa là gì?
Xuất huyết tiêu hóa được hiểu là sự chảy máu xảy ra trong ống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày và ruột. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa diễn ra ở dạ dày, tá tràng và đại tràng là phổ biến nhất.
Về triệu chứng, người bị xuất huyết tiêu hóa có dấu hiệu điển hình là nôn, đi ngoài ra máu đỏ tươi (nếu xuất huyết ở đường tiêu hóa dưới) hoặc máu đen (nếu xuất huyết ở đường tiêu hóa trên), người bệnh mất mấu nên tụt huyết áp, yếu, da nhợt nhạt, tái xanh.
Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa là do thói quen uống rượu làm bào mòn niêm mạc đường tiêu hóa, viêm loét đường tiêu hóa kéo dài hoặc do tác động của vi sinh vật gây hại. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều.
2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn tốt, khoa học dành cho người xuất huyết tiêu hóa
Khi xây dựng chế độ ăn cho người bị xuất huyết tiêu hóa, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc sau đây:
– Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn nếu hiện tượng chảy máu vẫn diễn ra
– Chỉ cho bệnh nhân ăn những loại thức ăn lỏng, loãng, dễ tiêu hóa như cháo, sữa và không ăn một lượng lớn cùng lúc để tránh gây áp lực lên đường tiêu hóa. Chia nhỏ khẩu phần ăn làm nhiều bữa trong ngày
– Hạn chế việc sử dụng chất xơ vì sự cọ xát của chất xơ lên niêm mạc đường tiêu hóa sẽ khiến quá trình làm lành vết thương bị kéo dài. Tăng hàm lượng đạm để cung cấp năng lượng và tăng cường quá trình tái tạo máu đồng thời bổ sung vitamin và khoasg chất từ quả
– Khi bệnh nhân khỏe hơn, chuyển dần từ cháo loãng sang cháo đặc và cơm nát tuy nhiên vẫn cần hạn chế chất xơ trong rau mà chỉ ăn các loại rau củ dễ tiêu hóa như bí đỏ, khoai tây, bí xanh
– Kiêng hoàn toàn các chất kích thích: bia, rượu, đồ chua cay và không nên để bụng quá no hoặc quá đói.
– Ăn chín, uống sôi; ăn chậm, nhai kỹ, tránh tuyệt đối stress để giảm nguy cơ xuất huyết tiêu hóa quay trở lại
3. Một số món ăn đặc biệt tốt cho người bị xuất huyết tiêu hóa
– Canh củ dền hầm xương: củ dền có khả năng tái tạo hồng cầu rất tốt, trong khi đó, chất đạm lại giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục thể lực. Chính vì vậy, khi nhắc đến một chế độ ăn tốt cho người xuất huyết tiêu hóa, chúng ta không thể không nhắc đến canh củ dền hầm xương. Cách chế biến rất đơn giản, chỉ cần hầm xương nhừ, sau đó cho củ dền, cà rốt vào và đun trong 10 phút cho củ nhừ rồi bắc ra dùng nóng cùng rau thơm.
– Cá hồi sốt bơ tỏi: trong các loại thịt cung cấp chất đạm thì thịt cá hồi vừa dễ tiêu hóa, lại mềm và rất dễ ăn, mùi vị cực thơm ngon, có khả năng đẩy nhanh quá trình se lành vết thương nên đặc biệt có lợi cho người xuất huyết tiêu hóa. Món ăn này được chế biến chỉ trong khoảng 30 phút: đầu tiên là rán cá, sau đó phi thơm tỏi cùng bơ và rưới phần nước sốt này lên miếng cá rán sẵn, vậy là có thể thưởng thức rồi.
– Cháo bí đỏ hạt sen: Bí đỏ và hạt sen là hai thực phẩm có chất xơ hòa tan cao, không gây tổn thương niêm mạc ruột, đặc biệt là chúng có khả năng chống nhiễm trùng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương và phục hồi sức khỏe rất hiệu quả. Trong khi đó, thịt bò lại giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu. Chính vì thế trong chế độ ăn tốt cho người xuất huyết tiêu hóa, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến cháo bí đỏ hạt sen. Cách chế biến món ăn này có thể gói gọn như sau: băm nhuyễn thịt bò và xào thơm cùng chút gia vị, hành tím sau đó cho vào nồi cháo đã ninh nhừ rồi cho bí đỏ, hạt sen vào nấu cùng trong khoảng 20 phút cho đến khi nguyên liệu chín nhuyễn, bắc ra dùng nóng.
– Trứng gà hấp ngó sen, tam thất: đây là món ăn có tác dụng cầm máu, giảm đau và tiêu thũng cực hiệu quả, được cha ông ta truyền lại từ lâu đời. Cách chế biến khá dễ dàng, đầu tiên là ép nước ngó sen rồi trộn chung với bột tam thất cùng trứng gà, sau đó trộn đều hỗn hợp cho đến khi nhuyễn, không vón cục rồi hấp cách thủy cho đến khi chín và dùng nóng.
– Cháo gạo nếp nho khô: không chỉ là một món ăn ngon, ngọt thơm, cháo gạo nếp nho khô còn có tác dụng trung hòa axit có trong dạ dày, bổ tì và nhanh chóng làm lành vết thương hở trong đường tiêu hóa nên rất có lợi cho những người bị xuất huyết cơ quan này. Cách chế biến như sau: ninh nhừ gạo nếp, sau đó cho nho khô vào nấu trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, bắc ra dùng nóng.
>>> Bạn có thể tham khảo thêm: Điểm danh các món ăn giúp phục hồi sức khỏe
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Chế độ ăn tốt nhất dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa. Sau cùng, chúc các bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của Bếp bếp nhé! Trân trọng!