Hiện nay, các gia đình đa phần sống và sinh hoạt trong các căn hộ chung cư hoặc những căn nhà có diện tích nhỏ gọn nên việc sắp xếp, bố trí các vật dụng trong nhà sao cho gọn gàng, khoa học mà vẫn đẹp mắt là điều rất được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bàn ăn thông minh như một gợi ý để các bạn có thể lựa chọn cho không gian nội thất của gia đình mình.
1. Bàn ăn thông minh là gì?
Đây là loại bàn ăn có thiết kế đặc biệt, được tích hợp nhiều tính năng tiện ích như: có thể mở rộng – thu hẹp – gấp vào – kéo ra một cách dễ dàng tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng, nâng – hạ độ cao của bàn ăn, tích hợp bếp từ phục vụ những bữa ăn lẩu, bàn có gắn bánh xe để di chuyển trong các không gian khác nhau…
Như đã nói ở trên, loại bàn ăn này được sử dụng rộng rãi trong những căn hộ chung cư, nhà ở có diện tích nhỏ, các phòng cho thuê…. Với những không gian đặc thù này, chúng sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng mà vẫn đạt tiêu chuẩn về thẩm mĩ, sự hài hòa trong nội thất tổng thể của căn nhà.
2. Phân loại bàn ăn thông minh
2.1. Phân loại theo chất liệu
Dựa vào chất liệu, có thể chia thành các loại:
– Bàn ăn làm từ gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên không được sử dụng nhiều trong chế tạo bàn ăn, tuy nhiên nhu cầu sử dụng bàn ăn có chất liệu từ gỗ tự nhiên ngày càng cao. Sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên thường có ưu điểm là mẫu mã đẹp, sang trọng nhưng giá thành tương đối đắt đỏ.
– Bàn ăn làm từ gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là chất liệu phổ biến để làm bàn ăn. Ở đây gỗ công nghiệp được sử dụng với cốt gỗ MFC, MDF, HDF, mặt bàn có thể phủ bằng nhiều chất liệu khác nhau như kính cường lực hoặc melamine.
– Bàn ăn thông minh làm từ Inox – thép chống gỉ
Hiện nay, Inox – thép chống gỉ thường được gia công cho mỏng, dẹt để làm bàn ăn thông minh, giúp sản phẩm có độ bền, sức chịu lực cao nhưng vẫn nhỏ, gọn nhẹ.
>>> Xem thêm: GIẬT MÌNH VỚI NHỮNG MẪU BÀN ĂN THÔNG MINH GIÁ RẺ
2.2. Phân loại theo cấu tạo và chức năng
– Bàn ăn gắn tường
Loại bàn này thường được kết hợp với kệ trang trí tủ lạnh hoặc tranh theo tường để được sử dụng vào nhiều mục đíchkhác nhau.
– Bàn ăn gấp gọn
Loại bàn này là vật dụng không thể thiếu cho một phòng ăn chật hẹp, khi mở rộng bàn có thể đủ cho 2-8 người dùng bữa và xếp gọn lại khi không có nhu cầu sử dụng.
– Bàn ăn đa chức năng
Những mẫu bàn ăn này được tích hợp nhiều tính năng như bếp từ, bánh xe để người sử dụng có thể biến bàn ăn thành bàn trà, bàn ăn lẩu… một cách tiện lợi.
2.3. Phân loại theo giá cả
– Bàn ăn cao cấp
Bàn ăn thông minh cao cấp là loại bàn ăn được làm từ những chất liệu quý như gỗ tự nhiên (gỗ sồi, gỗ sưa…) hoặc mặt bàn được làm bằng đá quý…
– Bàn ăn bình dân
Loại bàn này khá phổ biến vì giá cả của nó phù hợp với túi tiền của người sử dụng, bàn được thiết kế trên chất liệu gỗ công nghiệp, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng.
2.4. Phân loại theo nguồn gốc
– Bàn ăn sản xuất trong nước
Đây là bàn ăn được sản xuất từ những xưởng trong nước.
– Bàn ăn nhập khẩu
Loại bàn này có thể được nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài hoặc nhập khẩu những nguyên liệu từ nước ngoài và lắp ghép ở Việt Nam.
3. Ưu nhược điểm của bàn ăn thông minh
Sản phẩm có rất nhiều ưu điểm như:
– Thiết kế thông minh, nhỏ gọn, giúp tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đầy đủ tiện ích.
– Dễ dàng di chuyển và vệ sinh, có thể xếp cất đi khi không cần sử dụng.
– Đa dạng về mẫu mã, chất liệu, kiểu dáng, giá thành giúp người sử dụng có nhiều lựa chọn cho căn nhà của mình.
– Khi được làm từ chất liệu cao cấp, chúng sẽ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, tuổi thọ lâu dài.
– Tích hợp nhiều chức năng, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng.
Nhược điểm của sản phẩm:
– Khó sử dụng đối với người cao tuổi, trẻ em.
– Độ bền, khả năng chịu lực của bàn ăn thông minh chưa tốt bằng bàn ăn thông thường.
– Đôi khi bàn ăn thông minh dễ bị hỏng các tính năng thông minh, có thể bị kẹt gây khó khăn trong thao tác kẹp, gấp, nâng lên, hạ xuống.
4. Phân khúc giá của bàn ăn thông minh
Thị trường bàn ăn thông minh ngày càng phong phú và đa dạng, giá của bàn ăn thông minh cũng chia thành nhiều mức khác nhau giúp người sử dụng có thể lựa chọn để phù hợp với khả năng tài chính cũng như mục đích sử dụng của mình.
4.1. Phân khúc thấp
Sản phẩm phân khúc này có giá từ 1.500.00 – 5.000.000 đồng, phù hợp với phòng trọ sinh viên, phòng trọ gia đình.
4.2. Phân khúc trung bình
Bàn ăn phân khúc này có giá từ 5.000.000 – 20.000.000 đồng phù hợp với các căn hộ chung cư, hộ gia đình có diện tích nhỏ hẹp
4.3. Phân khúc cao
Sản phẩm phân khúc này có giá từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, phù hợp cả với những không gian rộng rãi, những căn nhà thiết kế theo kiểu smart home…
Bài viết trên đây của chúng tôi hi vọng giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan về bàn ăn thông minh cao cấp để bạn có thể đưa ra những sự lựa chọn tối ưu cho căn bếp cũng như không gian nội thất gia đình bạn. Hy vọng bạn có thể tìm cho mình những địa chỉ uy tín để tìm mua sản phẩm chất lượng nhất.