Vòi rửa bát là một thiết bị được sử dụng rất nhiều trong nhà bếp của bạn. Có thể bạn không trực tiếp lắp đặt nó lúc ban đầu, và bạn nghĩ rằng chỉ cần sử dụng nó đúng cách là đủ. Tuy nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày, đôi khi vòi bếp nhà bạn gặp trục trặc, và không phải lúc nào, thợ sửa cũng có mặt kịp thời để giải quyết vấn đề ngay khi bạn muốn. Và có lẽ bạn nên tìm hiểu một vài điều về nó để có thể khắc phục được những lỗi đơn giản của vòi bếp. Và điều trước nhất, bạn cần nắm được cấu tạo của vòi bếp. Bài viết này sẽ giúp bạn hình dung ra một cách đầy đủ cấu tạo của một chiếc vòi bếp thông dụng.
1. Giới thiệu chung
Thông thường, trong tất cả các bộ phận trong nhà bếp, vòi bếp là thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất. Nó dùng để rửa tay, rửa sạch sản phẩm, nấu ăn, …. Trên thị trường ngày nay, có rất nhiều chủng loại vòi rửa bát khác nhau, đa dạng về vật liệu, kiểu dáng, tính năng,… Giá cả của chúng cũng rất phóng phú, có loại chỉ cần bỏ ra vài ba trăm ngàn, có loại giá thành lên đến cả vài triệu đồng.
Tất nhiên, những vòi rửa bát có giá thành cao thường đến từ các thương hiệu lớn, nhiều tính năng ưu việt, và có độ bền hơn so với những vòi giá rẻ hơn. Vì thế, lựa chọn vòi rửa chén cho nhà bếp của bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng để không gặp những vấn đề trục trặc khi sử dụng.
Ngày nay, với kĩ thuật sản xuất hiện đại và đồng bộ, mặt bằng chất lượng của các loại vòi rửa đầu đã được nâng lên đáng kể. Chúng thường ít bị trục trặc như dò rỉ hơn, độ bền cũng tốt hơn, lại dễ dàng lắp đặt vào tháo lắp sửa chữa. Bên cạnh đó, có rất nhiều tính năng mới để bạn lựa chọn như vòi nóng lạnh, vòi dây rút, vòi xoay 360 độ, vòi tăng áp, vòi tự động, vòi rửa bát kéo dài, vòi rửa bát cần mềm,… Tuy nhiên, dù là loại vòi nào, phức tạp hay đơn giản, thì tất cả thường có cấu tạo từ các yếu tố cơ bản giống nhau. Hình vẽ dưới đây thể hiện cấu tạo tổng quát cho một vòi nước rửa bát.
Tiếp theo, bài viết này sẽ giúp bạn giải thích một số thành phần chính của mọi loại vòi rửa chén để bạn có thể hình dung và ghi nhớ tốt hơn.
2. Cấu tạo của vòi nước rửa bát
2.1. Aerator – sục khí, hay còn gọi là lưới tạo bọt
Thiết bị này nằm ở đầu vòi nước, thường làm bằng lưới, là bộ phận phá vỡ dòng nước thành nhiều dòng nhỏ để hòa loãng nước với không khí. Sục khí làm giảm lưu lượng nước ra khỏi vòi nhưng vẫn duy trì áp lực nước của dòng chảy. Nó giúp nước từ vòi chảy ra không phun mạnh vào bồn ra ngoài, còn giúp tiết kiệm lượng sử dụng.
2.2. Spout – Đầu vòi
Đây là phần mà mọi người thường chú ý đầu tiên, là bộ phận đưa nước từ hệ thống nước qua thân vòi ra khỏi vòi nước tới bồn rửa. Thiết kế đầu vòi tạo nên kiểu dáng của mỗi loại vòi rửa chén. Vòi rửa chén thẳng cung cấp dòng nước xa từ thân vòi nhưng độ cao vòi thấp. Dạng vòi rửa cổ ngỗng có thiết kế dạng vòng cung thanh lịch, thiện dụng để đổ đầy chậu rửa sâu.
Dạng vòi phun có khớp nối cho phép bạn hướng dòng nước đến nơi cần thiết. Ngoài những phong cách thiết kế về hình dáng, khi chọn vòi bạn cần chú ý đến cách bạn sẽ sử dụng nó như thế nào. Ví dụ vòi cứng, thì đầu vào gắn cứng và di chuyển theo thân vòi. Loại vòi dây rút, thì đầu vòi có thể kéo dài ra, phạm vi phun nước rộng hơn nhưng không bền như vòi cứng,…
2.3. Handle – Tay gạt nước, cần gạt nước
Là bộ phận để mở, đóng van điều khiển dòng nước. Điều khiển tay cầm cũng có thể điều chỉnh lưu lượng dòng nước hoặc nhiệt độ (đối với vòi nóng lạnh có chung tay cầm). Tay gạt nước có thể được gắn trên đỉnh của vòi, hai bên, hoặc mặt trước của vòi.
2.4. Valve – Van
Để kiểm soát lưu lượng và nhiệt độ của nước, các vòi ngày nay sử dụng các hộp mực là một thiết bị dạng mô đun rất đơn giản dễ thay thế, chứa các bộ phận bên trong nó. Một số hộp mực làm bằng nhựa hoặc kim loại, nhưng loại tốt nhất chứa một cặp đĩa gốm cứng, mịn, thường hiếm khi bị rò rỉ và không bị ảnh hưởng bởi cặn nước cứng. Tuy nhiên, nếu trong đường ống có cặn lớn, có thể làm cho đĩa gốm bị nứt, do vậy cần chú ý xả sạch đường cấp nước trước khi lắp đặt vòi.
2.5. Body – Thân vòi
Đây là bộ phận đưa nước từ hệ thống cấp nước qua vòi ra chậu rửa, cũng là nơi pha trộn nước nóng và nước lạnh trước khi đi qua vòi. Trong thiết kế 1 lỗ trên chậu rửa cho 1 vòi, nước nóng và nước lạnh được pha trộn trong thân vòi đi qua can. Với thiết kế 2 lỗ cho 2 đường cấp nước nóng và lạnh, một đường ống nối hai van riêng biệt pha trộn nước nóng và lạnh trước khí đến vòi.
2.6. Mount – Lắp ráp
Với vòi gắn chậu, trên chậu rửa cần có các lỗ để lắp vòi. Vòi đường bắt vào chậu bằng bu lông và ecu ở bên dưới chậu rửa.
Với vòi gắn tường, thì cần thiết kế đầu chờ cho vòi gắn với đường nước đi âm tường. Loại này giúp giải phóng mặt bằng trên mặt chậu rửa nhưng cần phải đồng bộ với hệ thống nước nếu không muốn khoan đục tường nhà bếp.
Trên đây đã giới thiệu cho bạn những bộ phận cơ bản nhất của vòi nước rửa bát. Những thông tin này giúp bạn có những kiến thức, thông tin giúp bạn có thể tháo lắp vòi rửa chén mới hoặc khắc phục những lỗi cơ bản của vòi rửa chén. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm những bước tháo lắp vòi rửa chén trước khi thực hiện để đảm bảo hiệu quả lắp đặt và sửa chữa tốt nhất.
Chúc bạn thành công!