Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào cho hiệu quả?

Sốt xuất huyết là một trong số ít các bệnh truyền nhiễm chưa có vacxin phòng ngừa. Tại Việt Nam, bệnh thường khởi phát và bùng trên diện rộng vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm. Ở nước ta, tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết dao động ở mức 2,5% và hầu hết các trường hợp không qua khỏi là do biến chứng, đặc biệt trên nền bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Vậy làm thế nào để phòng bệnh sốt xuất huyết một cách hiệu quả? Kính mời độc giả hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Bepbep để biết thêm chi tiết!

1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào cho hiệu quả-2
Xuất huyết dưới da: triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh gây ra do nhóm virus Dengue. Loại vi sinh vật này sống trong cơ thể của muỗi thuộc chi Aedes, trong đó chủ yếu là loài Aedes aegypti. Điều đặc biệt là loài Aedes aegypti chỉ hoạt động vào ban ngày và chỉ có con cái mới đốt người, hút máu và truyền bệnh; khác với con cái, nguồn thức ăn của con đực lại chủ yếu đến từ mật hoa.

Các triệu chứng điển hình của người bị sốt xuất huyết bao gồm: sốt cao, đau đầu dữ dội, đau nhức cơ khớp, đặc biệt là hốc mắt. Các biểu hiện của biến chứng do sốt xuất huyết có thể kể đến trụy mạch, xuất huyết phủ tạng, suy đa tạng…

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào cho hiệu quả-1
Vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn (thuộc chi Aedes)

Thông thường, hầu hết các bệnh nhân sốt xuất huyết đều có thể điều trị tại nhà, dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Một số điểm cần lưu ý là: thường xuyên kiểm tra lượng tiểu cầu (mỗi ngày một lần), tiểu cầu càng giảm mạnh, nguy cơ biến chứng càng cao. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung đủ nước và chất điện giải mỗi ngày do bị hao hụt vì sốt cao liên tục. Đặc biệt, từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 là thời điểm xuất huyết, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ tình trạng xuất huyết, xem chỉ xuất huyết nhẹ dưới da hay chảy máu chân răng, đi ngoài phân đen… để có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

2. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Như đã nói ở trên, bệnh sốt xuất huyết chưa có vacxin phòng bệnh, biến chứng lại khó lường, tùy cơ địa. Chính vì vậy, mọi công tác phòng ngừa đều hướng đến việc tiêu diệt/loại trừ/xua đuổi muỗi và ngăn cản muỗi cắn người. Các bạn cũng nên nhớ rằng căn bệnh này không lây truyền từ người sang người mà lây truyền qua đường muỗi cắn. Hiện tượng nhiều người trong gia đình cùng mắc sốt xuất huyết không phải do tiếp xúc gần gây ra mà do cùng sống trong ổ dịch, nơi mà muỗi sinh sống và nhiễm virus Dengue.

Sau đây, bepbep xin chỉ ra một số biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, cụ thể như sau:

2.1. Tiêu diệt/loại trừ muỗi

Phòng bệnh sốt xuất huyết như thế nào cho hiệu quả-3
Tiêu diệt muỗi là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết

Đây là biện pháp giúp phòng ngừa sốt xuất huyết tận gốc, không còn muỗi thì không còn nguồn lây nhiễm sốt xuất huyết, từ đó giúp loại trừ dịch sốt xuất huyết hiệu quả. Vậy để loại trừ muỗi, chúng ta cần làm gì?

– Phun thuốc diệt muỗi: sử dụng thuốc diệt muỗi sinh học, phun vào tường và bề mặt vật dụng, các ngóc ngách trong nhà (lưu ý là che đậy những đồ dùng liên quan đến ăn uống, chăn, ga, gối, chiếu) và sử dụng lại sau khoảng 24h. Hoạt chất chống muỗi có trong thuốc sẽ có tác dụng tiêu diệt và xua đuổi muỗi trong khoảng 6 tháng.

– Loại bỏ các vũng nước đọng: vũng nước đọng ở cống rãnh, các vật chứa nước lâu ngày là môi trường lý tưởng để muỗi đẻ trứng và phát triển ấu trùng trong nước (bọ gậy), do đó, vệ sinh và loại bỏ các vũng nước đọng là cách hiệu quả để tiêu diệt muỗi từ trong trứng nước

– Phát quang bụi rậm, làm sạch môi trường: muỗi thường sống trong bóng tối, đặc biệt là nơi bụi rậm ở các vùng nông thôn. Muốn tiêu diệt muỗi, khiến muỗi không còn nơi trú ẩn thì chúng ta cần phát quang bụi rậm, làm sạch môi trường để cải thiện tình hình.

2.2. Xua đuổi muỗi/ngăn cản muỗi cắn người

Xua đuổi muỗi hay ngăn cản muỗi cắn người tuy là biện pháp thụ động hơn nhưng lại thường xuyên được áp dụng, đặc biệt là khi chúng ta đến những môi trường khác, không thể chủ động trong công tác tiêu diệt muỗi:

– Dùng màn nhúng chất chống muỗi: màn được nhúng trong chất diệt/xua muỗi sinh học sẽ phát ra mùi khó chịu, khiến muỗi bay đi, không dám lại gần.

– Mắc màn khi đi ngủ: đây là biện pháp ngăn cản muỗi căn mang tính cơ học nhưng không kém phần hiệu quả

– Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để xua đuổi muỗi: muỗi đặc biệt “dị ứng” với mùi của một số loại tinh dầu như tinh dầu sả, tinh dầu bưởi, tinh dầu bạc hà. Bạn có thể dùng tinh dầu thiên nhiên để xông nhà, vừa giúp tẩy uế, cải thiện hô hấp, thư giãn lại phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.

– Bôi thuốc chống muỗi: bôi thuốc chống muỗi cũng là cách hay giúp ngăn chặn muỗi lại gần. Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng bạn hãy tìm hiểu kỹ về thành phần để xem xét độ an toàn. Ngay cả đối với người lớn, bạn cũng nên chọn dòng sản phẩm dùng được cho trẻ sơ sinh để đảm bảo độ lành tính

– Mặc quần áo sáng màu, quần áo dài tay (không chọn quần áo màu xanh tím): Muỗi không thích những màu sắc tươi sáng, chúng cũng bị hấp dẫn bởi ánh sáng xanh tím. Vì vậy một trong những mẹo hay để xua đuổi muỗi là mặc trang phục theo nguyên tắc này để xua đuổi muỗi hiệu quả. Đặc biệt, nếu mặc quần áo dài tay thì lớp vải bên ngoài cũng sẽ hạn chế đáng kể nguy cơ bị muỗi đốt.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ hiểu thêm về sốt xuất huyết cũng như có thêm nhiều ý tưởng trong ngăn chặn dịch bệnh. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã dõi theo những dòng chia sẻ của bepbep! Trân trọng!

0