Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết là một trong những dịch bệnh phát triển mạnh trong mùa thu đông. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong và trong một khu vực dân cư, nếu đúng ổ dịch thì số lượng mắc thường rất lớn. Chính vì vậy, phòng ngừa và chăm sóc, điều trị tại nhà là nguyên tắc cơ bản trong việc chống lại dịch bệnh này. Ngay sau đây, bepbep sẽ chia sẻ thông tin về cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại nhà, kính mời bạn đọc cùng tham khảo!

1. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại nhà-1

Sốt xuất huyết là loại bệnh gây ra do virus Dengue, nhiễm sang người do vật chủ trung gian là muỗi vằn với tên khoa học là: Aedes aegypti. Vì loại virus này có 4 chủng phổ biến gây sốt xuất huyết nên một người có thể mắc tối đa 4 lần trong đời.

1.1. Triệu chứng: 

Bệnh được chia làm hai thể, nặng và nhẹ. Thể nhẹ bệnh có dấu hiệu điển hình như sau:

– Sốt cao đột ngột từ 39 – 41 độ C, kéo dài khoảng 3-7 ngày và rất khó hạ sốt

– Đau đầu dữ dội, đau xương khớp, đau hốc mắt

– Nổi mẩn, phát ban từ ngày sốt thứ ba trở đi

Thể nặng, bệnh nhân có thêm một số dấu hiệu nguy hiểm:

– Xuất huyết tiêu hóa, chảy máu chân răng, đi cầu phân đen

– Nôn ói, đau bụng, người vật vã, nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn tới tử vong

1.2. Các giai đoạn bệnh:

Bệnh được chia làm 3 giai đoạn chính:

– Giai đoạn 1: 1-2 ngày đầu, bệnh nhân sốt cao 39 – 40 độ, đau đầu dữ dội và thường khó xác định nguyên nhân. Chỉ có thể kết luận khi làm xét nghiệm Dengue NS1 Ag

– Giai đoạn 2: Ngày 3 đến ngày thứ 7. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất và hầu hết các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết phát sinh trong giai đoạn này. Bệnh nhân bắt đầu xuất huyết, phổ biế nhất là xuất huyết dưới da, mặt trong đùi, cánh tay, phần bụng, chảy máu cam…. Các biến chứng nặng bao gồm: xuất huyết nội tạng, điển hình là xuất huyết tiêu hoa, nguy hiểm hơn là xuất huyết não, tràn dịch màng bụng và màng phổi, … Chính vì vậy, trong giai đoạn chúng ta cần xét nghiệm lượng tiểu cầu mỗi ngày để đánh giá nguy cơ xuất huyết, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời

– Giai đoạn 3: Sau 7 ngày, đây là giai đoạn phục hồi, bệnh nhân sẽ vãn sốt hoặc hết sốt, cơ thể đỡ mệt mỏi hơn và thèm ăn trở lại. Trong giai đoạn này, bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn, lượng tiểu cầu tăng. Thông thường khi xét nghiệm 3 lần liên tiếp, thấy tiểu cầu tăng dần thì có thể đánh giá bệnh nhân đã khỏi bệnh.

2. Cách phòng chống sốt xuất huyết tại nhà

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại nhà-2

Vì bệnh sốt xuất huyết chưa có vacxin phòng ngừa nên cách phòng chống sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả chính là hạn chế tối đa bị muỗi cắn. Muốn vậy, chúng ta cần áp dụng một số biện pháp sau đây:

– Diệt bọ gậy – ấu trùng của muỗi: đây là cách phòng chống sốt xuất huyết triệt để bởi khi diệt hết bọ gậy, muỗi sẽ giảm thiểu đáng kể. Để làm được điều này, bạn nên loại bỏ tất cả những dụng cụ chứa nước để muỗi không có nơi đẻ trứng, cụ thể là thùng, xô, chậu, chum, vại, bể nước, lon, lọ, chai… chứa nước đọng. Ngoài ra, sử dụng các sinh vật tiêu diệt bọ gậy, ví dụ thả cá vào các bể chứa nước lớn để diệt bọ gậy/lăng quăng; thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước; cho dầu, muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào các ổ nước đọng.

– Diệt/xua muỗi: phun chất diệt muỗi có nguồn gốc y tế để tiêu diệt muỗi, xua đuổi muỗi tránh xa. Dùng các tinh dầu thiên nhiên có tác dụng xua đuổi muỗi để xịt phòng, nhà ở, giúp nhà ở vừa thông thoáng, sạch mùi, vừa phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả

– Ngăn cản muỗi cắn người: bắt buộc mắc màn khi đi ngủ để muỗi không thể tiếp cận bạn, mặc quần áo dài tay và sáng màu để muỗi không lại gần và dễ dàng đốt chích người, bôi kem chống muỗi có nguồn gốc lành tính trên bề mặt da để muỗi sợ mà tránh xa

Trong trường hợp sốt cao không dứt, khó hạ sốt và đau đầu dữ dội, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11, hãy lập tức ghé các trung tâm y tế làm xét nghiệm xem có nhiễm virus Dengue hay không, từ đó có giải pháp theo dõi và điều trị kịp thời. Ngoài ra, một điều cần đặc biệt lưu ý là khi sốt cao mà nghi ngờ là sốt xuất huyết, chỉ dùng thuốc hạ sốt có bản chất paracetamol với liều lượng và chu kỳ theo khuyến cáo, tuyệt đối không dùng aspirin hay thuốc hạ sốt có bản chất là  Ibuprofen bởi những loại thuốc này có thể gây biến chứng khó lường khi bạn đang bị sốt xuất huyết.

Có thể thấy sốt xuất huyết không hề đơn giản như bản tưởng. Hằng năm, tại Việt Nam có khoảng 50.000 – 100.000 người mắc sốt xuất huyết và có khoảng 100 người không qua khỏi vì căn bệnh này. Chính vì vậy, nắm rõ nguyên tắc phòng chống sốt xuất huyết là điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phòng chống sốt xuất huyết tại nhà, mong rằng với những kinh nghiệm hay này, bạn sẽ áp dụng thành công cho gia đình mình. Sau cùng, chúc bạn luôn khỏe mạnh và xin chân thành cảm ơn vì đã dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của bepbep.vn! Trân trọng!

0