Bí quyết chọn cua ngon, rửa cua sạch, hấp cua không bị rụng càng

Cua là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng và có giá thành không hề rẻ. Cua có lớp vỏ bên ngoài rất dày nên không dễ lựa được cua tươi ngon. Bếp Bếp xin chia sẻ một số kinh nghiệm chọn và sơ chế cua ngon nhất ở bài viết dưới đây nhé.

Cách chọn cua ngon

Để mua được con cua ngon, mẩy, nhiều thịt, bạn cần quan sát các bộ phận sau của cua:

Xem mai và mình cua: Cua tươi ngon có phần mai đậm màu, bóng, chắc.Bí quyết chọn cua ngon, rửa cua sạch, hấp cua không bị rụng càng

Xem càng:Xem màu lớp da lụa (da non) giữa kẹt khuỷu (cùi chỏ) trên càng cua. Nếu lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua nhiều thịt. Và bạn cần nhìn kỹ hơn: cua mới bắt thì lớp da này thẳng bóng, đó là cua mập. Ngược lại, cua cũ sẽ ốm do bị rọng lâu ngày, lớp da này nhăn nheo.

Bóp yếm: Khi bóp yếm cua, nếu bạn cảm thấy cứng tay là cua chắc. Ngược lại, bạn nghe mềm (phập phều) thì cua ít thịt (ốp).Bí quyết chọn cua ngon, rửa cua sạch, hấp cua không bị rụng càng

Bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, phía dưới mu: Bóp vừa tay, nếu bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng thì cua còn khỏe (thịt ngon). Ngược lại, cua đã yếu – sắp chết. Bởi trước khi chết khoảng 2 giờ, thịt cua bủn dần – nhiều nước (bán thịt).

Không nên chọn cua nhìn càng và mai trong hơi xanh, ấn tay và yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, ít thịt, không ngon. Nếu mua cua xong phải mang đi đường xa hoặc bảo quản lâu ngày khi thời tiết nắng nóng thì bạn phải chọn con thật tươi, nhìn yếm cua vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động nhịp nhàng linh hoạt, gai trên càng và mai cua còn sắc nguyên – loại cua này còn khỏe, dễ bảo quản hơn.

Một số lưu ý khác:

  • Thích ăn cua nhiều gạch thì chọn cua cái có yếm lớn hình đa giác. Thích ăn cua nhiều thịt hơn thì chọn cua đực, yến nhỏ hình tam giác.
  • Muốn ăn cua ngon hãy ăn vào đầu hoặc cuối tháng, vì theo kinh nghiệm trong dân gian thì chu kì cua lột vỏ để phát triển sẽ nhịn ăn trong thời gian này nên gầy và thường bị ốp (ít thịt).
  • Không nên mua cua vào khoảng ngày rằm (15 âm lịch) vì đây là thời điểm cua lột vỏ, nhịn ăn nên dễ bị ốp (ít thịt).Bí quyết chọn cua ngon, rửa cua sạch, hấp cua không bị rụng càng

Cách rửa cua không bị cắp

Cua mua về có thể bỏ ngay vào ngăn đá tủ lạnh hoặc ngâm ngập vào chậu nước đá thật lạnh. Làm như thế để cho cua “chết lâm sàng”, không ảnh hưởng đến chất lượng thịt cua, lại dễ dàng vệ sinh.
Ngâm nước đá lạnh tầm 10 phút, kiểm tra thấy cua lờ đờ hoặc không cử động nữa thì vớt ra:

  • Cắt bỏ dây.
  • Bóc bỏ phần yếm và mồm cua. Nặn nhẹ phần thân tiếp xúc với yếm cua vừa bóc để ra hết chất đen trong mình cua.
  • Lấy bàn chải răng cũ chà rửa cua nhẹ nhàng dưới vòi nước. Lưu ý chà kĩ các phần tiếp xúc giữa chân và mai cua nhé.  Bí quyết chọn cua ngon, rửa cua sạch, hấp cua không bị rụng càng

Cách hấp cua ngon không rụng càng

Lý do cua bị rụng càng khi hấp là do của gặp nóng giãy giụa mạnh dẫn đến càng và chân bị rụng. Để cua không bị rụng chân, bạn nên làm cua ngất trước khi hấp.

  • Xếp cua ngay ngắn theo tư thế vốn có của cua vào nồi.
  • Thêm một chút xíu nước. Đập sả vào nồi. Đậy vung kín
  • Bật bếp, hấp khoảng 7-10 phút tính từ khi nước sôi.
  • Tắt bếp, gắp cua ra đĩa và thưởng thức.
  • Cua ngon nhất là ăn lúc nóng hổi vừa hấp xong. Cua để nguội sẽ tanh.

Muốn bảo quản cua, bạn để cua hấp thật nguội rồi cất tủ đá. Đến lúc ăn thì hấp lại. Hoặc gỡ thịt cua rồi bảo quản tủ đá. Không bảo quản cua sống, cua sẽ rút thịt.

0