Tuyệt chiêu ăn trái vải mà không sợ bị nóng

Trái vải là loại trái cây đặc sản trong mùa hè của Việt Nam. Với vị ngọt thơm đặc biệt, vải là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Do đặc điểm trái vải chỉ chín rộ một thời gian ngắn trong năm nên những người trót “đam mê” loại quả này thường tranh thủ ăn vải thật nhiều. Tuy nhiên, ăn nhiều vải thường hay bị nóng trong người. Vậy cách nào để hạn chế được nóng mà vẫn có thể thỏa mãn đam mê ăn vải? Bếp Bếp sẽ chia sẻ đến các bạn một số mẹo hay để ăn vải không bị nóng nhé.

Tại sao ăn vải lại bị nóng?

Trái vải có chứa rất nhiều dinh dưỡng, trong đó trên 60% là đường glucoza, ngoài ra còn có protein, chất béo, vitamin C, A,B, axit xitric… Do tính quá ngọt, nóng nên ăn quá nhiều quả vải dễ bị bệnh viêm nhiệt như ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ. Ăn nhiều vải cũng gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với triệu chứng choáng váng, nhức đầu… Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi nhận ăn nhiều quả vải sẽ phát nhiệt, đau rát lưỡi, chảy máu cam. Một số người có triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ…

Mặc dù vậy, chúng ta vẫn có thể khắc phục tình trạng này khi ăn vải để có thể thưởng thức trọn vẹn nhất loại quả một năm chỉ có một lần này.. Thực tế thì bạn chỉ cần tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn vải sẽ giúp không bị nóng trong, cung cấp thêm vitamin, hạn chế tối đa nguy cơ nổi mụn, giúp duy trì sắc vóc hoàn hảo hơn…

Cách ăn vải không bị nóng

Ăn vải khi có cả lớp màng trắng bọc ngoài

Theo các chuyên gia về Đông y, tuy phần thịt quả vải chứa nhiều đường, gây nóng trong nhưng phần màng trắng bọc ngoài cùi vải lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa, giảm được cảm giác nóng trong người khi ăn. Lớp vỏ này vị hơi chát, tuy nhiên ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.

Cách ăn vải không bị nóng

Ngâm vải vào nước muối trước khi ăn

Theo GS Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ…

Thực ra, những triệu chứng này gây ra không phải do bản thân quả vải mà là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển.

Một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở, huyết áp hạ…

Do đó, trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Bạn cũng có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 – 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.

Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu, bạn cũng có thể mang phần quả vải chỉ còn cùi, ngâm vào nước muối loãng, một tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra.

Trước khi ăn nên ngâm vải qua nước muối để tránh ngộ độc.

Không ăn quá nhiều vải một lúc

Theo lương y Bùi Hồng Minh, vải chứa rất nhiều đường, nếu ăn một lúc khoảng 500g trở lên thì đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu-chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường máu xuống, gây ra phản ứng đường máu thấp dẫn đến các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt…

Do đó, mỗi lần chúng ta chỉ nên ăn khoảng 10 quả vải đối với người lớn, 3-4 quả với trẻ nhỏ.

Cũng bởi lý do quả vải tươi chứa một hàm lượng đường cao, người bệnh tiểu đường ăn vải sẽ khiến gan không chuyển hóa hết được frucotose. Lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường. Do đó người bị bệnh tiểu đường càng không nên ăn nhiều vải, do lượng đường cao nên khi ăn có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Cảm giác no, đầy hơi khiến người bệnh không muốn bổ sung tinh bột, gây tình trạng hạ đường huyết. Lương y khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn dưới 7 quả vải một lần.. Ngoài ra, những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, đang bị bệnh thủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt, cũng cần hạn chế ăn vải.

Để xử lý triệu chứng hạ đường huyết khi ăn vải, bạn chỉ cần uống một ly nước đường hoặc pha một ly nước gừng, thêm một chút muối để ấm rồi uống là có thể cải thiện được tình hình. Nếu như triệu chứng này nặng hơn thì bạn nên mang đi cấp cứu tại cơ sở y tế ngay lập tức nhé!

Qua những thông tin trên, Bếp Bếp chúc các bạn thỏa mãn được đam mê ăn vải mà vẫn đảm bảo sức khỏe nhé!

0