Ngày nay, cùng với bàn ăn gỗ, bàn ăn đá thì bàn ăn kính là một lựa chọn mới, mang đến hơi thở hiện đại cho không gian nhà bếp. Vậy nếu yêu thích bàn ăn kính, bạn có biết nhóm sản phẩm này được phân loại theo những cách nào? Dưới đây là tổng hợp các cách phân loại bàn ăn kính, kính mời quý độc giả cùng tham khảo!
1. Phân loại theo kiểu dáng
Theo kiểu dáng, bàn ăn kính được phân loại thành các dạng sau:
– Bàn kính mặt tròn: tiết diện hình tròn, phía dưới có trụ hoặc chân đỡ bằng gỗ, nhựa tổng hợp, inox hoặc kim loại. Ưu điểm của loại bàn này là đường viền mềm mại nên an toàn khi sử dụng, giảm thiểu sang chấn nếu chẳng may va chạm đồng thời tạo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình vì chúng góp phần hướng ánh nhìn của mọi người về cùng phía.
– Bàn kính mặt chữ nhật: tiết diện hình chữ nhật, được nâng đỡ bằng chân gỗ, kim loại hoặc inox. Bàn ăn chữ nhật có ưu điểm là trông thanh lịch hơn, mé bàn có thể ốp tường, góc tường nên tiết kiệm tối đa diện tích, đặc biệt là với những gia đình có diện tích nhà bếp nhỏ hẹp
– Bàn kính mặt vuông: loại bàn ăn này thường có thiết kế nhỏ nhắn, phù hợp với những gia đình hạt nhân chỉ gồm 2-4 người
– Bàn kính mặt ovan: là một biến thể của bàn kính mặt tròn kết hợp mặt chữ nhật. Loại bàn ăn này phù hợp với những gia đình lớn hoặc thường xuyên có khách lui tới, có khả năng phục vụ bữa cho 6 – 10 người trở lên
2. Phân loại theo chất liệu
Dựa vào chất liệu, người ta phân chia bàn ăn kính thành 2 loại:
– Bàn kính thường: kính thường có bản chất là thủy tinh (silicat) nung nóng chảy rồi ép thành phiến. Loại bàn này có độ bền lực không cao và rất dễ nứt vỡ khi va chạm
– Bàn kính cường lực: kính cường lực được làm từ kính thường nhưng được tôi luyện trong nền nhiệt lớn để tăng cường sức căng bề mặt cũng như tính năng chịu lực của thành phẩm, nhờ vậy mà gia tăng độ bền của bàn ăn mặt kính. Ngày nay, hầu hết các loại bàn ăn mặt kính hiện nay đều làm từ chất liệu kính cường lực. Ngoài khả năng chịu lực, điểm cộng của bàn ăn kính cường lực còn nằm ở tính thẩm mỹ, khả năng tương thích với nhiều không gian bếp khác nhau cũng như giá thành hợp túi tiền người tiêu dùng.
3. Phân loại theo kiểu phối chất liệu
Theo kiểu phối chất liệu, người ta phân chia thành 2 loại chính:
– Loại không phối trộn: 100% mặt bàn được làm từ chất liệu kính
– Loại phối trộn với chất liệu gỗ: phần rìa bàn được bọc gỗ còn phần trung tâm mặt bàn được làm bằng chất liệu kính
4. Phân loại theo cách thức sử dụng chất liệu kính
Theo cách thức sử dụng chất liệu kính, người ta phân chia thành 2 loại chính:
– Bàn kính thông thường: phần mặt được làm hoàn toàn từ kính, không có sự tham gia của chất liệu thứ hai
– Bàn chỉ ốp mặt kính ở phía trên: Bàn được làm từ chất liệu gỗ, hoặc đá nhưng để tăng tính bảo vệ và độ bóng sáng, người ta còn đặt mặt kính (cắt theo hình dạng và kích thước tương ứng với mặt bàn gốc) ở phía trên
5. Phân loại theo màu sắc
Về bản chất, sau khi nung nóng chảy rồi cô lại dạng phiến, kính có màu trong suốt thiên xanh ngọc. Tuy nhiên ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ pha màu và phủ màu, bàn kính có thể có rất nhiều màu sắc khác nhau, tùy thuộc vào sức sáng tạo của nhà sản xuất và nhu cầu người sử dụng.
Theo đó, theo màu sắc, bàn ăn kính có thể phân loại thành những dạng sau:
– Bàn kính trong suốt
– Bàn kính màu nâu tối
– Bàn kính màu vàng kem
– Bàn kính màu xanh dương
…..
6. Phân loại theo chất liệu, kiểu dáng phần nâng đỡ
Phần nâng đỡ của bàn ăn kính cũng là một trong những bộ phận được nhiều người quan tâm.Theo kiểu dáng, chúng được phân chia thành hai dạng:
– Bàn ăn kính có trụ đỡ: trụ đỡ thường đặt ở chính giữa, kiểu này thích hợp với những bàn ăn dạng tròn, hình vuông và có diện tích hẹp.
– Bàn ăn kính có chân đỡ (thường là 4 chân hoặc các chân đan chéo): loại bàn ăn này có thể phù hợp với mọi kiểu dáng bàn ăn khác nhau nhưng phổ biến nhất là bàn ăn hình chữ nhật, hình ovan.
Theo chất liệu phần nâng đỡ, bàn ăn kính được phân chia thành các dạng:
– Bàn ăn có chân/trụ bằng inox: màu bắt mắt, tươi sáng, không bị hoen gỉ theo thời gian
– Bàn ăn có chân/trụ bằng kim loại: nên chọn loại có tính chống oxi hóa cao, nếu chọn chất liệu nhôm, sắt thì nên được phủ ngoài bởi một kim loại có tính trơ cao như niken, kẽm, bạc…
– Bàn ăn có chân/trụ bằng gỗ: có ưu điểm là đẹp mắt, giảm thiểu chầy xước mặt sàn và thân thiện với môi trường
– Bàn ăn có chân/trụ bằng nhựa tổng hợp: chỉ phù hợp với những loại bàn ăn nhỏ, ít chịu lực lớn
>>> Xem thêm 99+ mẫu bàn ăn hiện đại mặt kính giá rẻ 2020
Trên đây là 6 cách phân loại bàn ăn kính vừa được tổng hợp bởi bepbep.vn. Mỗi cách phân loại sẽ mang đến cho chúng ta một góc nhìn khác, toàn diện hơn về bàn ăn kính. Mong rằng với nội dung chi tiết này, việc tìm kiếm và lựa chọn bàn ăn kính của bạn sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức. Sau cùng, kính chúc quý độc giả chọn được những sản phẩm ưng ý và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những dòng chia sẻ của chúng tôi! Trân trọng!