Quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn

Tủ lạnh là kho chứa và bảo quản thức ăn. Khi dùng lâu ngày, mùi hỗn tạp của thức ăn sẽ bám vào các ngóc ngách của tủ lạnh, khiến chúng sinh mùi khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để vệ sinh tủ lạnh cũ một cách triệt để mà vẫn đảm bảo an toàn? Dưới đây là quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn, kính mời quý độc giả cùng tham khảo.

Để vệ sinh tủ lạnh cũ, chúng ta cần trải qua các bước sau đây:

1. Bước 1 – Tắt bỏ nguồn điện

Quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn

Khi bạn vệ sinh tủ lạnh, ít nhiều sẽ cần đến nước và tiếp cận với những vị trí sát dây nguồn, do đó tình trạng nhiễm điện hoặc rò rỉ điện là rất dễ xảy ra và để phòng trừ nguy cơ bị điện giật, cháy nổ thì thao tác đầu tiên trong vệ sinh tủ lạnh cũ chính là rút dây nguồn của tủ lạnh ra khỏi ổ điện. Với cách này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm lau chùi mặt trong của tủ mà không lo lắng về vấn đề an toàn trong suốt quá trình vệ sinh.

2. Bước 2 – Lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh

Quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn

Muốn vệ sinh tủ lạnh cũ được kỹ càng, sạch sẽ thì không gian bên trong phải hoàn toàn trống, không vướng víu đồ thực phẩm. Bởi vậy, việc lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh trước khi làm vệ sinh là đặc biệt cần thiết.

Muốn chủ động hơn trong vấn đề này, bạn nên lên kế hoạch vệ sinh tủ lạnh từ trước (5-7 ngày) và điều chỉnh việc mua sắm, tích trữ đồ ăn sao cho đến thời điểm dự tính thì thực phẩm bảo quản cũng vừa hết.  Còn trong trường hợp đột xuất thì nhân cơ hội này, bạn cũng kiểm tra được hiện trạng thực phẩm, từ đó chủ động sàng lọc và sắp đặt lại sao cho phù hợp.

3. Bước 3 – Tháo và vệ sinh các khay kệ bằng nhựa trong tủ

Quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn

Việc vệ sinh các khay kệ bằng nhựa không được thực hiện ngay trong tủ lạnh mà cần được tháo gỡ và vệ sinh riêng vì phần tiếp giáp của các bộ phận này với thành tủ lạnh là nơi bám bẩn, rất khó vệ sinh và nếu không tháo ra, việc vệ sinh thành tủ lạnh cũng gặp nhiều cản trở.

Theo đó, chúng ta cần gỡ các khay kệ, cho vào bồn rửa hoặc chậu lớn đã có sẵn dung dịch nước rửa bát pha loãng. Bạn có thể ngâm chúng trong 5 – 10 phút rồi lau chùi nhẹ nhàng bằng tấm lưới hoặc tấm múi có nhám để vệ sinh bề mặt.

Thực tế cho thấy, nếu vệ sinh bằng dung dịch nước ấm, quá trình phân rã và hòa tan vết bẩn bám trên khay kệ sẽ diễn ra nhanh hơn nên bạn có thể áp dụng theo cách này. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng nước nóng kẻo gây nứt vỡ/ cong vênh các thanh kính/nhựa của khay kệ  tủ lạnh.  Sau khi vệ sinh sạch sẽ, để ráo nước và lau thật khô trước khi đưa vào tủ lạnh.

Một số người gặp khó khăn trong việc tháo gỡ và ghi nhớ vị trí lắp đặt của từng khay kệ, để khắc phục vấn đề này, bạn có thể đánh số trên giấy nhớ bám men thành tủ lạnh của từng vị trí và khay kệ tương ứng để dễ dò tìm, đối khớp.

4. Bước 4 – Vệ sinh thành tủ lạnh

Thành tủ lạnh là vị trí thường xuyên bám đá (đặc biệt là ngăn trữ đông). Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho sự phân rã đá, chúng ta nên dùng khăn ấm để loại bỏ nước đá đọng, sau đó dùng khăn cotton thấm dung dịch vệ sinh (nước rửa chén/chanh/giấm/banking soda…) để làm sạch lần nữa trước khi lau khô bằng khăn bông có khả năng thấm hút tốt. (ưu tiên giấm vì đây là chất tẩy rửa có khả năng tiêu diệt nấm mốc và vi khuẩn rất ấn tượng lại khử mùi tủ lạnh đặc biệt hiệu quả)

Khi vệ sinh thành tủ lạnh, chúng ta nên chú ý đến những góc bẻ – nơi tích tụ nhiều chất bẩn và cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm mốc. Lưu ý, không chỉ làm sạch thành tủ lạnh, chúng ta còn cần vệ sinh phần cánh và đệm cao su men thành cửa – nơi thường xuyên tiếp xúc với môi trường ngoài, rất dễ đọng nước và chất bẩn.

5. Bước 5 – Vệ sinh phía ngoài tủ

Quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn

Phần ngoài của tủ thường được làm bằng thép không gỉ sơn tĩnh điện hoặc kính. Việc vệ sinh bộ phận này khá đơn giản, chỉ cần dùng một khăn ẩm, thấm thêm nước giấm hoặc chanh, sau đó lau khắp bề mặt, đặc biệt là phần tay cầm của cửa tủ – nơi tích nhiều chất bẩn. Sau khi vệ sinh toàn bộ thành ngoài, phần nóc thì lau thật khô bằng khăn bông để loại trừ vi sinh vật phát triển đồng thời phòng ngừa nguy cơ nhiễm điện.

6. Bước 6 – Hoàn thiện

Quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn

Tiến hành gắn các khay kệ vào những vị trí cũ, sau đó sắp xếp thực phẩm vào bên trong tủ lạnh. Lưu ý, nếu các thực phẩm, chai lọ có dính chất bẩn, ta nên lau chùi bằng khăn bông cho sạch mặt ngoài trước khi xếp chúng vào tủ lạnh. Khi đã sắp xếp xong, tiến hành cắm dây nguồn để tủ lạnh hoạt động trở lại.

Để tăng thêm tính khử mùi, sau khi vệ sinh, bạn có thể đặt ở các góc của tủ lạnh những bát/lọ giấm nhỏ, để hở. Cách này sẽ giúp tủ lạnh của gia đình bạn luôn sạch sẽ, thơm tho, đặc biệt là không còn ám mùi thực phẩm.

Trên đây là quy trình vệ sinh tủ lạnh cũ đúng chuẩn, mong rằng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ giảm bớt thời gian và công sức khi vệ sinh vật dụng này. Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo những dòng chia sẻ của bepbep.vn! Trân trọng!

0